Bề mặt nước thông thường chỉ cần để ngoài không khí vài ngày là hiện tượng đóng cặn, đục, đổi màu, thậm chí có rêu mốc. Chưa kể nếu bạn thả các sinh vật sống dưới nước thì sẽ còn rất nhiều chất thải, nước sẽ nhanh bị vẩn đục do các sinh vật đó phát triển. Vì vậy, việc đảm bảo nguồn nước luôn sạch là điều vô cùng quan trọng.
Đặc biệt với cá koi, đây là loài cá có giá trị kinh tế cao và cần được chăm sóc rất cẩn thận, hệ thống lọc sẽ giúp làm sạch bụi bẩn, chất thải. Hãy cùng tìm hiểu tầm quan trọng của hệ thống lọc nước hồ cá koi ở bài viết hôm nay mà Thiconghocakoidep.com chia sẻ đến các bạn
Hệ thống lọc nước cho hồ cá koi sẽ mang lại những lợi ích sau:
– Làm sạch nước trong hồ cá để tạo môi trường sống thuận lợi cho cá sinh trưởng và phát triển
– Giữ cho hồ sạch sẽ để đảm bảo mỹ quan tổng thể và dễ dàng nhìn thấy cá bơi lội
– Loại bỏ rác, chất bẩn, chất độc trên bề mặt nước
– Hút chất bẩn, thức ăn thừa lắng đọng dưới đáy hồ
– Tiết kiệm thời gian và tiền bạc khi cải tạo hồ cá
– Và nhiều lợi ích khác, …
Hệ thống lọc hồ cá koi đạt tiêu chuẩn gồm những phần nào?
Để đạt hiệu quả được tối ưu cho việc lọc nước cần phải có một hệ thống lọc nước cho hồ cá tiêu chuẩn với những thiết bị đạt yêu cầu kĩ thuật. Muốn có một hồ cá koi đẹp với mặt nước trong sạch và đàn cá koi khỏe mạnh sẽ không thể thiếu những thiết bị sau:
Bộ phận hút
Đây là bộ phận sẽ giúp làm sạch nước ở khu vực bề mặt và ở dưới đáy hồ. Chúng được chia thành 2 bộ phận nhỏ là hút đáy và hút mặt.
– Hút đáy: Bộ phận này được đặt ở điểm sâu nhất của hồ chính và nối thông với một bể chứa (ngăn lắng). Cần nghiên cứu kĩ diện tích hồ, điểm đặt và kích thước hút đáy để hiệu quả đạt tối đa.
Ví dụ: Hồ cá có hệ thống hút đáy 8 cm sẽ làm sạch đáy trong phạn vi bán kính 1,2m và dung tích hồ có 550 lít nước. Còn hút đáy 10 cm có thể làm sạch đáy trong phạn vi bán kính 1,8m và dung tích hồ 950 lít nước.
– Hút mặt: Phần này có nhiệm vụ hút nước trên bề mặt của hồ cá. Bộ phận này giúp thu thập các vật thể nhẹ trôi nổi trên bề mặt như: lá khô, cỏ, phấn hoa… Ngoài ra, hút mặt còn làm sạch được các váng nổi, làm tăng khả năng trao đổi oxy trên bề mặt và phân tán vào nguồn nước.
Đây cũng là một bộ phận hỗ trợ chống tràn để nước trong hồ không bị tràn ra ngoài. Vị trí miệng hút sẽ là mực nước hồ có thể dâng lên cao nhất. Đây cũng sẽ là mực nước tính toán chuẩn của hồ cá. Cần tính toán thiết kế mực nước cẩn thận để đặt hút mặt đạt hiệu quả chống tràn tối đa.
Bộ phận đẩy
Là một hệ thống đẩy nước để tạo dòng. Hệ thống này có các công dụng:
– Tạo môi trường có nồng độ oxy ổn định giúp cá koi dễ thở hơn
– Đẩy đáy: đẩy các chất thải cặn bẩn về hút đáy. Hỗ trợ nhằm tăng hiệu quả của bộ phận hút đáy.
– Đẩy mặt: đẩy các cặn nổi về vị trí đặt hút mặt.
– Hòa tan các chất dinh dưỡng khác vào trong nước hoặc thuốc chữa bệnh cho cá (tùy trường hợp)
– Tạo thói quen di chuyển và điểm đậu của cá để có thể dễ dàng ngắm nhìn đàn cá tại một số vị trí.
– Giúp đẩy nước lên thác nước tạo dòng chảy từ trên xuống (nếu hồ có thác nước chảy từ trên xuống)
Bộ lọc
Đây là phần quan trọng nhất giúp làm sạch triệt để các tạp chất và loại bỏ bụi bẩn. Koi là một loài cá sạch, yêu cầu môi trường sống chất lượng cao. Do đó, việc lọc nước phải được thực hiện một cách chính xác. Bộ lọc có thể được chia thành ba loại cơ bản:
– Lọc cơ học (lọc thô): Nguồn nước được làm sạch bằng các vật liệu lọc cơ bản như bông, chổi lọc, len… vv. Những chất này sẽ hoạt động trực quan trong nước và không làm thay đổi tính chất hóa học. Nước được đưa vào bộ lọc, chất bẩn được giữ lại trong vật liệu, và nước trong chảy trở lại hồ. Phương pháp lọc này làm rất đơn giản và tiện lợi.
– Lọc hóa học: Sử dụng nó để lọc và loại bỏ mùi, màu và các hợp chất có trong nước. Vật liệu thường được sử dụng là: ma trận, than hoạt tính, cát mangan, cát thạch anh… Nước tiền xử lý sẽ loại bỏ nhiều kim loại nặng và các chất qua bộ lọc hóa học, và các chất độc hại mà hệ thống lọc thô không thể xử lý được.
Lọc sinh học: là phương pháp nuôi dưỡng và sản sinh ra các vi khuẩn có lợi để khử độc tố trong nước. Phương pháp này từ lâu đã được áp dụng để trồng các loại cây thủy sinh như sen, hoa súng. Ngoài ra còn có các vật liệu mới hiện đại như: sứ lọc, bi nhựa, hạt Kaldnes, san hô…
Bộ xả
Trong đó có việc xả cặn chống lắng và thoát nước hồ.
– Xả cặn: Nước hút qua đáy chảy vào bể chứa (ngăn lắng). Tại đây, chất thải thô và chất bẩn sẽ được lắng xuống và nước sẽ được lọc sơ bộ và chuyển sang ngăn tiếp theo. Khi rác trong ngăn lắng đã đầy, toàn bộ rác cần được thải ra ngoài qua ống xả.
– Xả hồ: Hút hết nước trong hồ để thường xuyên vệ sinh toàn bộ hồ hoặc sửa chữa những hư hỏng liên quan đến kết cấu.
Các thiết bị phụ trợ khác
Ngoài những bộ phận chính kể trên, một hệ thống lọc hồ cá koi hoàn chỉnh còn cần có những thiết bị hỗ trợ sau:
Máy bơm: Là thiết bị không thể thiếu trong bất kỳ hệ thống lọc nào. Theo quy mô và thể tích của hồ chính mà chọn máy bơm có công suất phù hợp.
– Máy tạo oxy: là máy sủi tạo thêm oxy vào trong hồ nước. Đặc biệt là các hồ cá nhỏ rất dễ rất đến tình trạng thiếu oxy trong hồ dẫn đến cá phải thường xuyên ngoi lên bề mặt để hô hấp. Tạo thêm oxy vào trong nước sẽ hạn chế được tình trạng cá bị ngạt nước.
– Đèn chiếu sáng: là các hệ thống đèn trang trí, tạo điểm nhấn và tăng tính thẩm mỹ cho hồ cá vào ban đêm. Thông thường là các dạng đèn led âm nước và có chỉ số bảo vệ IP68.
– Đèn UV: là đèn có cấu tạo tương tự đèn huỳnh quang và phát ra ánh sáng tia cực tím với mục đích diệt khuẩn, mầm tảo, mầm rêu. Điều này rất cần thiết để hạn chế các loại bệnh ở cá koi.
Tất cả các bộ phận chúng tôi đã giới thiệu đều rất cần thiết. Nếu bạn muốn có một hồ cá koi hoàn hảo thì không nên bỏ qua bất kì chi tiết nào. Hy vọng bài viết hữu ích với các bạn khi nuôi cá koi.